An toàn khi làm việc trên giàn giáo xây dựng trên cao.

Thời gian gần đây, tình trạng mất an toàn của hệ thống giàn giáo sử dụng trong thi công đã dẫn đến các sự cố nghiêm trọng tại một số công trình xây dựng như: Sập mái bê tông tại công trình xây dựng nhà thờ Ngọc Lâm (xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên) ngày 17/01/2013, sập 600m2 sàn bê tông tầng 3 công trình xây dựng siêu thị của Lotte Mart (phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương) ngày 04/08/2013, sập đổ mái bê tông tum cầu thang tầng 5 công trình trụ sở Chi cục Thuế huyện Yên Dũng (tỉnh Bắc Giang) ngày 30/08/2013, sập giàn giáo tại công trình nhà ở tư nhân ở xã Đại Lâm, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang vào sáng 04/10/2013 làm một số người chết và bị thương, sự cố sập giàn giáo, bê tông tại công trình thi công dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông ngày 28/12/2014. Gần đây nhất là ngày 25/3, tại cảng Sơn Dương (dự án Formosa, Khu kinh tế Vũng Áng, Kỳ Anh, Hà Tĩnh) xảy ra vụ sập giàn giáo làm ít nhất 14 người chết và hàng chục người bị thương. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới các hậu quả đáng tiếc trên. Để ngăn ngừa các khả năng xảy ra sự cố tai nạn lao động  trong quá trình thi công thì việc tuân thủ các yêu cầu về an toàn từ khâu thiết kế, lắp đặt đến sử dụng là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số biện pháp đảm bảo an toàn khi làm việc với giàn giáo.

Người làm việc trên giàn giáo phải tuân thủ tiêu chuẩn người làm việc trên cao như sau:

Vụ tai nạn sập giàn giáo khi thi công

1. Một số nguy cơ mất an toàn khi làm việc với giàn giáo

– Ngã cao khi làm việc trên giàn giáo (thi công, sửa chữa, làm vệ sinh…) do sập, đổ giàn, trơn trượt…

– Ngã cao khi di chuyển, leo trèo theo đường giàn giáo, đi lại trên giàn giáo.

– Ngã cao do vi phạm quy trình an toàn không sử dụng đay đai an toàn.

– Ngã cao do làm việc trên giàn giáo không được lắp đặt đúng kỹ thuật, giàn giáo không có sàn công tác hoặc sàn công tác không đảm bảo an toàn, do gãy, sụp sàn công tác.

– Ngã cao do di chuyển, trèo lên, xuống giàn giáo.

– Ngã cao do ánh sáng hàn làm chói mắt, do không đủ ánh sáng ban đêm, do giật mình trong lúc làm việc.

 

Người lao động làm việc trên cao

2. Yêu cầu người làm việc trên cao

– Từ 18 tuổi trở lên.

– Có giấy chứng nhận đảm bảo sức khỏe làm việc trên cao do cơ quan y tế cấp. Định kỳ 6 tháng phải được kiểm tra sức khỏe một lần. Phụ nữ có thai, người có bệnh tim, huyết áp, tai điếc, mắt kém không được làm việc trên cao.

– Có giấy chứng nhận đã học tập và kiểm tra đạt yêu cầu về an toàn lao động do giám đốc đơn vị xác nhận.

– Đã được trang bị và hướng dẫn sử dụng các PTBVCN khi làm việc trên cao: dây an toàn, quần áo, giày, mũ BHLĐ.

– Công nhân phải tuyệt đối chấp hành kỷ luật lao động và nội qui an toàn làm việc trên cao.

3. Yêu cầu an toàn khi làm việc trên cao

 

Hình ảnh nguy hiểm khi làm việc trên cao

– Nhất thiết phải đeo dây an toàn tại những nơi đã qui định.

– Việc đi lại, di chuyển chỗ làm việc phải thực hiện theo đúng nơi, đúng tuyến qui định, cấm leo trèo để lên xuống vị trí ở trên cao, cấm đi lại trên đỉnh tường, đỉnh dầm, xà, dàn mái và các kết cấu đang thi công khác.

– Lên xuống ở vị trí trên cao phải có thang bắc vững chắc. Không được mang vác vật nặng, cồng kềnh khi lên xuống thang.

– Cấm đùa nghịch, leo trèo qua lan can an toàn, qua cửa sổ.

– Không được đi dép lê, đi giày có đế dễ trượt.

– Trước và trong thời gian làm việc trên cao không được uống rượu, bia, hút thuốc lào.

– Công nhân cần có túi đựng dụng cụ, đồ nghề, cấm vứt ném dụng cụ, đồ nghề hoặc bất kỳ vật gì từ trên cao xuống.

– Lúc tối trời, mưa to, giông bão, hoặc có gió mạnh từ cấp 5 trở lên không đươc làm việc trên giàn giáo cao, ống khói, đài nước, cột tháp, trụ hoặc dầm cầu, mái nhà 2 tầng trở lên, v.v.

4. Yêu cầu về kiểm tra, bảo dưỡng

– Dàn giáo phải đ­ược lắp dựng đồng bộ. Tr­ước khi hoạt động phải đ­ược kiểm tra tại hiện trường. Việc lắp dựng phải tuân thủ tiêu chuẩn và phù hợp với hư­ớng dẫn của nhà chế tạo.

– Tất cả các cáp sợi thép, cáp sợi tổng hợp, các móc treo, móc neo, sàn công tác; các thiết bị nâng, các thiết bị chống rơi, ngã và các điểm neo, các liên kết, đều phải đư­ợc kiểm tra tr­ớc mỗi lần lắp dựng. Việc kiểm tra toàn bộ hệ thống phải đ­ược thực hiện trư­ớc khi đ­a vào sử dụng.

Bất kỳ một bộ phận có dấu hiệu hỏng hóc hoặc trục trặc đều phải thay thế.

– Bộ điều chỉnh và phanh phụ đ­ược kiểm tra theo các nội dung sau:

+ Trình tự theo chỉ dẫn của nhà chế tạo nh­ưng không quá một năm;

+ Đảm bảo rằng thiết bị khởi động và phanh phụ hoạt động tốt;

+ Nếu không có điều kiện thử nghiệm tại hiện tr­ường, phải chuyển thiết bị khởi động hoặc máy nâng đến cơ sở thử nghiệm chuẩn để kiểm tra. Trong thời gian thiết bị này đi thử nghiệm, không đư­ợc phép sử dụng dàn giáo.

– Mọi bộ phận của hệ dàn giáo phải đ­ược bảo trì và sử dụng đúng quy trình theo hư­ớng dẫn của nhà chế tạo.

Minh họa vụ sập giàn giáo ở khu công nghiệp Vũng Áng (theoVnexpress.net)

6. Yêu cầu chung về thiết kế

– Các loại dàn giáo sử dụng trong xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu về thiết kế, cấu tạo, lắp dựng, vận hành, tháo dỡ ghi trong hồ sơ kỹ thuật và hộ chiếu của nhà chế tạo. Không đ­ược lắp dựng, sử dụng hoặc tháo dỡ loại dàn giáo không đủ các tài liệu nêu trên.

– Các bộ phận dùng để lắp đặt dàn giáo phải phù hợp với hồ sơ kỹ thuật và những qui định của tiêu chuẩn, bảo đảm các yêu cầu về c­ường độ, kích thư­ớc và trọng lượng. Dàn giáo phải đ­ược thiết kế và lắp dựng đủ chịu lực an toàn theo tải trọng thiết kế.

– Công nhân lắp dựng và tháo dỡ dàn giáo phải qua đào tạo và phải tuân thủ các yêu cầu của quy trình và đ­ược trang bị đầy đủ các ph­ơng tiện bảo hộ lao động.

– Không đ­ược sử dụng dàn giáo trong các trư­ờng hợp sau:

+ Không đáp ứng đ­ược những yêu cầu kỹ thuật và điều kiện an toàn lao động qui định trong hồ sơ thiết kế hoặc trong hộ chiếu của nhà chế tạo;

+ Không đúng chức năng theo từng loại công việc;

+ Các bộ phận của dàn giáo có biến dạng, rạn nứt, mòn rỉ ;

+ Khoảng cách từ mép biên giới hạn công tác của dàn giáo, giá đỡ tới mép biên liền kề của ph­ương tiện vận tải nhỏ hơn 0,60m;

+ Các cột hoặc khung chân giáo đặt trên nền kém ổn định (nền đất yếu, thoát n­ước kém, lún quá giới hạn cho phép của thiết kế…) có khả năng tr­ượt lở hoặc đặt trên những bộ phận hay kết cấu nhà không đ­ược tính toán đảm bảo chịu lực ổn định.

– Không đ­ược xếp tải lên dàn giáo v­ượt quá tải trọng tính toán. Nếu sử dụng dàn giáo chế tạo sẵn phải tuân theo chỉ dẫn của nhà chế tạo.

– Không cho phép dàn giáo di chuyển ngang hoặc thay đổi kết cấu hệ dàn giáo trong khi đang sử dụng, trừ các dàn giáo đư­ợc thiết kế đặc biệt để sử dụng cho yêu cầu trên.

– Không đư­ợc lắp dựng, tháo dỡ hoặc làm việc trên dàn giáo khi thời tiết xấu như­ có giông tố, trời tối, m­a to, gió mạnh từ cấp 5 trở lên.

– Dàn giáo và phụ kiện không đư­ợc dùng ở những nơi có hoá chất ăn mòn và phải có các biện pháp bảo vệ thích hợp cho dàn giáo không bị huỷ hoại theo chỉ dẫn của nhà chế tạo.

– Tháo dỡ dàn giáo phải tiến hành theo chỉ dẫn của thiết kế hoặc nhà chế tạo và bắt đầu từ đỉnh dàn giáo:

+ Các bộ phận và liên kết đã tháo rời phải hạ xuống an toàn, không để rơi tự do. Phải duy trì sự ổn định của phần dàn giáo chưa tháo dỡ cho đến khi tháo xong.

+ Trong khu vực đang tháo dỡ, phải có rào ngăn, biển cấm ngư­ời và ph­ương tiện qua lại. Không tháo dỡ dàn giáo bằng cách giật đổ.

– Khi lắp dựng, sử dụng hay tháo dỡ dàn giáo ở gần đ­ường dây tải điện (d­ới 5m, kể cả đư­ờng dây hạ thế) cần phải có biện pháp đảm bảo an toàn về điện cho công nhân và phải đ­ược sự đồng ý của cơ quan quản lý điện và đ­ường dây (ngắt điện khi dựng lắp, lư­ới che chắn…)

Ts. Đào Phú Cường

Khoa Vệ sinh và An toàn lao động

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *